Wednesday, January 14, 2009

Chúng Ta Biết Gì Về Người Phù Nam

Chúng Ta Biết Gì Về Người Phù Nam?

Bùi Hoài Giang
Tài liệu cổ cũng như dấu tích sót lại qua các cuộc khai quật cho thấy Vương quốc Phù Nam từng tồn tại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ 7. Vương quốc này, chính yếu nằm ở đồng bằng sông Cửu Long và trải rộng qua các vùng đất thuộc Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Văn minh Phù Nam kéo dài đến nay còn sót lại qua chứng tính gọi là văn hoá Óc Eo, một cụm từ chỉ nền văn hóa bao gồm cư dân sống ở Đồng Bằng Cửu Long, phiá Nam Cambodia và các tỉnh thuộc Việt nam như: Kiên Giang, Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau v.v... Đến thế kỷ thứ 7 thì Phù Nam bị diệt vong vì chia rẻ và suy yếu, đất đai bị mất dần vào tay Chân Lạp (Chenla) tức vương quốc cổ Khơme và Chiêm Thành (Champa).


Vương Quốc Phù Nam từ thế kỷ 1-7

Thực ra, chúng ta không biết gì nhiều về đời sống của người Phù Nam. Ngoài trừ tài liệu ghi lại của Trung Quốc, mô tả như sau “người Phù Nam da ngâm đen, vóc dáng trông xấu, tóc quăn, xâm mình, không mặc quần áo và mang giầy dép”. Tài liệu khác tả “họ có đặc tính của những kẻ tàn bạo nhưng không trộm cắp và tốt bụng”. Ngược lại, có những người khác thì ghi “họ rất tham lam, không có luật lệ và văn mình gì cả”.

Một bản viết khác thì tả người Phù Nam thường mặc sarong vì họ không biết may quần áo. Tất cả những tượng thờ cúng được tìm thấy gần đây cho thấy mặc sarong. Có sarong ngắn, có cái dài. Đàn bà Phù Nam để ngực trần. Đàn ông cạo râu, tóc, mỗi buổi sáng. Y phục của họ làm bằng bông gòn và đến nay coi như thất truyền. Hiện chỉ có rất ít người Thái biết may những loại sarong này.

Người Phù Nam, PhnomDa Style – Winter Collection

Nơi họ sống hay bị lụt vì đất vùng sông Mê Kông thấp hơn mặt biển. Nhà thường cất trên cao và phải lên xuống bằng thang. Thông thường thì chỉ có một nơi chính để dùng cho nấu ăn và ngũ. Tài liệu còn xót lại cho thấy người Phù Nam đã biết nuôi heo, nuôi trâu nước và đánh cá để sinh sống. Đất quá là mầu mỡ, vì vậy họ biết làm nông sớm. Họ biết đi săn, sử dụng cung, tên và cả giáo. Người Phù Nam trồng nhiều loại luá và các loại cây có củ để ăn. Họ đã biết làm đồ đất nung để đựng nước và nấu nướng.


Bình đất Funam – Bangkok, Thailand


Bình đất Kendi, thế kỷ 6 - Cambodia

Các di tích khảo cổ cũng cho thấy người Phù Nam từng sử dụng người nô lệ. Nhà cửa được kiến trúc theo kiểu nhà sàn, có tường bằng gạch nung bao bọc xung quanh thành. Cho đến nay vẫn chưa có dấu tích để khẳng định Thủ đô của nước Phù Nam nằm ở vị trí nào. Có nhóm nghiên cứu cho rằng nó nằm gần thủ đô của Angkor, có nghiã là người Phù Nam có liên hệ với người Khmer, ngược lại, có giả thuyết cho rằng nó nằm gần vùng sông Mê Kông hơn, tức là liên hệ đến Việt Nam. Các cuộc khảo cổ cũng chứng minh được là người Phù Nam đã biết sử dụng tiền trong giao dịch của họ và từng là một trung tâm thương mại, giao dịch sầm uất với Trung Quốc, Miến Điện và Ấn.

Fu Nam Vase - Mekong Delta, Oc Eo Culture (Private Collection)


Bình Kendi, Đồng bằng Cửu Long Việt Nam (Private Collection)

Từ thế kỷ 2, các nhà du hành Trung quốc đến Phù Nam đã diễn tả vương quốc này “họ sống trong những ngôi nhà, xung quanh có tường gạch bao bọc cả thành quách”. Những bức tường này dày lên đến 18 lớp gạch, chồng chất lên nhau. Bề dày từ 10 đến 20 mét, bề cao 4 đến 5 mét bao bọc cả vùng.

Người Phù Nam đã biết về âm nhạc, ca muá rất sớm. Từ thế kỷ thứ 2, một số nhạc công Phù Nam đã đến Trung quốc để trình diễn và được vị Hoàng đế của nước Trung Hoa tán thưởng đến nổi ông đã truyền lệnh cho quan chức Trung Quốc lập ra một viện nghiên cứu về âm nhạc của xứ sở này.

Theo tài liệu cổ Trung quốc ghi lại, sinh hoạt tôn giáo Phù Nam trong thế kỷ 3 và 4, cho thấy xứ này có tới 10 thiền viện với nhiều người tu hành, giới tu sĩ cả nam lẫn nữ tụng các kinh Phật cổ. Kang Tai và Zhu Ying, tả người Phù Nam cử hành tôn giáo như sau “họ thờ cúng thần của trời, một biểu hiệu bằng đồng, có hai mặt và bốn tay. Đối khi cũng có tượng 4 mặt và 8 cánh tay nữa. Mỗi cánh tay cầm một món vật như trẻ con, chim, mặt trăng, mặt trời, cổ vật v.v…”. Như vậy, có thể nói tôn giáo ở xứ Phù Nam đã phát triển rất mạnh, chịu ảnh hưởng của Phật Giáo và Ấn Độ Giáo.

Hơn 600 năm lập quốc, đã từng có nền văn hoá phát triển rực rở nhưng vì nhiều lý do, tiểu quốc Phù Nam đã bị xoá tên trên bản đồ thế giới. Hình thành trước cả Champa và Việt Nam , Phù Nam đã vĩnh viển bị diệt vong trước áp lực xâm lăng của Champa và Chân Lạp. Ngày nay, di tích chỉ còn lại là những bình đất nung, tượng và di tích hoang phế. Phải chăng "một dân tộc bị suy vong vì đã cột chung số phận của họ với những lãnh đạo ích kỷ và ngu xuẩn?".

Tài liệu tham khảo:
- Higham, Charles. The Archaeology of Mainland Southeast Asia: From 10,000 B.C. to the Fall of Angkor. (Cambridge, England: Cambridge University Press, 1989).
- Funan.de
- Wikipedia, the free encyclopedia

No comments:

Post a Comment