Friday, February 13, 2009

Người Nhật ở Hội An

Người Nhật ở Hội An


Bùi Hoài Giang

Trong khoảng thế kỷ 16, Hội An đã trở thành một thương cảng sầm uất. Nhiều thuyền buôn, thương nhân từ các quốc gia như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản đã lui tới Hội An. Các thương nhân này, có người đến rồi đi, cũng có người đã chọn Hội An làm nơi cư ngụ. Việc kết hôn với người địa phương, việc dựng vợ gả chồng, xây dựng nhà cửa, cơ sở buôn bán, lập chùa chiền, đền miếu, hội quán, cầu cống, đường phố đã được khởi dựng từ hơn mấy trăm năm về trước.

Hiện nay, các di tích, đền miếu, chùa chiền, nhà cửa, đường phố và thậm chí kể cả con người Hội An hầu như cũng không mất đi nét cổ. Dù đã trải qua bao nhiêu mưa nắng, dù thời gian có xói mòn, dù đã nhiều lần trùng tu và tái tạo v.v... Hội An hơn 400 năm sau vẫn còn giữ lại được nét của phố cảng thời xưa, vẫn còn mang dấu ấn của nơi đã từng hội tụ nhiều sắc dân nhất trên đất nước Việt Nam. Đến Hội An để chiêm nghiệm cái đẹp và đậm đà của sự đa dạng văn hóa, và để cảm nhận thêm phảng phất đâu đây bóng dáng cũa "những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ". (1)

Chùa Cầu ở Hội An
Người Nhật không còn ở Hội An nữa ngoại trừ các du khách Nhật, tuy nhiên con cháu họ, của nhiều đời từ mấy trăm năm trước chắc vẫn còn sống rải rác đâu đó ở Hội An. Dấu vết còn sót lại của người Nhật là chiếc cầu mang tên là Chùa Cầu.

Chùa Cầu nằm ngay trung tâm Hội An, truyền rằng cầu này do các thương nhân người Nhật xây dựng hồi thế kỷ 16 khi họ còn sinh sống và làm ăn buôn bán phát đạt ở Hội An. Đây là một cái cầu có mái bao phủ từ đầu cầu đến cuối cầu, bắc ngang qua con lạch chảy ra sông Hoài. Trong cầu có đền thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ được người Trung Hoa dựng lại sau nay. Thần Bắc Đế là vị thần chuyên trị phong ba, bão lụt, theo truyền thuyết của người Trung Hoa. Đầu cầu, có thờ hai tượng chó, cuối cầu thờ hai tượng khỉ. Hai tượng thờ này đến nay vẫn còn là một bí ẩn không chỉ đối với giới nghiên cứu về Hội An mà luôn cả người dân địa phương nữa.

Trong cuốn sách viết về tình hình dân xứ Đàng Trong năm 1621, Giáo Sĩ Cristophoro Borri, gốc người Ý Đại Lợi đã tường thuật về Hội An trong những năm này như sau: "Chúa Đàng Trong xưa kia cho người Nhật, người Tàu chọn một địa điểm và nơi thuận tiện để lập một thành phố cho tiện việc buôn bán như chúng tôi đã nói. Thành phố này gọi là Faifo (Hội An), một thành phố lớn đến độ người ta có thể nói có hai thành phố, một phố người Tàu và một phố người Nhật. Mỗi phố có khu vực riêng, có quan cai trị riêng và sống theo tập tục riêng." Ông cũng tả cảnh buôn bán ở Cảng Hội An cách đây hơn 300 năm : " Người Tàu và người Nhật là những người làm thương mại chính yếu ở xứ Đàng Trong tại một chợ phiên họp hàng năm ở một hải cảng và kéo dài tới chừng bốn tháng. Người Nhật chở trên thuyền của họ giá trị bằng bốn hay năm triệu bạc, còn người Tàu chở trong tàu họ gọi là "thuyền tam bản" rất nhiều thứ lụa mịn và nhiều hàng hóa khác của xứ họ." (2)

Thời kỳ cực thịnh của người Nhật có lẽ là lúc Chúa Nguyễn Phước Nguyên gả con gái cho một thương gia Nhật tên Araki Shutaro được Chúa đặt tên Việt là Nguyễn Taro, còn gọi là Hiền Hưng, và cô Công chúa này được gọi là Quận Chúa Anio, mà theo giới khảo cổ thì tên tiếng Việt có thể là Ngọc Vân. (3 )

Sử sách cũng cho biết là năm 1618, nhà buôn tên Furamoto Yashishiro đã được Chúa Nguyễn đặc phong làm người đứng đầu Phố Nhật cai quản và chăm sóc cư dân của họ. Rải rác trên các cánh đồng ở Hội An có một số ngôi mộ cổ của những người Nhật đã được chôn cất tại đây, một số bia mộ khắc ghi tên người Nhật và vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay như bia mộ ông Gu Sokukun, ghi năm mất 1629, mộ ông Tani Yajirobe, ghi quê quán Hirado mất năm 1647. Đó là những ngôi mộ còn ghi dấu tích, riêng các ngôi mộ khác vì thời gian xoi mòn, vì tàn phá của chiến tranh đến nay đã không còn thấy nữa. Tuy nhiên, câu chuyện cảm động dưới đây, được kể lại có thể liên quan đến ngôi mộ của một người Nhật vô danh nào đó, đã đến Hội An sinh sống, buôn bán và rồi mất tại đây.

Sau 1975, tình hình kinh tế càng lúc càng khó khăn vì vậy phong trào đào các ngôi mộ với hy vọng kiếm được đồ cổ đem bán rất thịnh hành ở nhiều nơi. Một buổi chiều cuối năm 1976, có người địa phương đem đến bán món đồ cổ. Vị buôn đồ cổ lúc đầu từ chối mua, tuy nhiên nể lòng người bán, ông bằng lòng đổi món đồ với hai gói thuốc lá rẻ tiền hiệu Hoa Mai. Mấy hôm sau, có người bạn thân đến chợi, ông mới đem ra cho người bạn coi, và hỏi thử xem có biết gì về lai lịch món đồ này không? Cầm món đồ trên tay, người bạn nói:

- Anh mua ở đậu vậy? đây là con cóc cái, tượng này thường là một cặp. Anh có duyên mua được nó có ngày con cóc đực sẽ tìm đến;
- Tôi mua của người đào huyệt, còn có thêm hai cái chén chôn chung với con cóc nữa.

Chuyện con cóc đi vào quên lãng, người buôn đổ cổ cũng quên hẳn câu chuyện xa xưa. Gần 10 năm sau, có người khác đem đến bán cho ông một món đồ cổ. Nhìn món đồ, ông run bắn người. Đây là tượng con cóc, trông giống con cóc ông đã mua trước kia, hình dáng thì tương tợ như nhau, tuy nhiên trông vẻ hơi lạ, có màu đậm, cặp mắt rất sắc và hùng dũng hơn, cùng với tượng con cóc còn có thêm một cái tô to mà người bán cho biết là đã tìm thấy cái tô đó úp trùm lên con cóc đực. Đem so hai con cóc và bộ tách, ông ngồi thừ người và vô cùng cảm động.


Vợ Chồng Cóc Đoàn Tụ Sau 10 Năm Chia Cách

Câu chuyện của người bạn kể năm xưa hiện về. Có phải chính là cặp vợ chồng cóc mà người bạn đã cho ông biết cách đây mười năm không?, Nếu vậy, thì đúng là dù có bi chia lìa, ngăn cách nhưng rồi vợ chồng Cóc cũng đã tìm lại được nhau. Dù phải mất hơn 10 năm mới được cận kề, nhưng mà liệu đây phải là điều có thực hay cũng chỉ là một chuyện rất ngẫu nhiên. Riêng bộ ly và cái tô thì giống y như cùng một kiểu. Đây là loại gốm của Nhật làm trong khoảng thế kỷ 15-16, gốm men trắng, sơn đỏ ở mặt ngoài có cùng một kiểu vẽ và màu sắc.

Câu chuyện Cặp Cóc hơn 400 năm sau vẫn chưa được trả lời, có phải Cặp Cóc này đã được chôn chung cùng với một người Nhật nào đó những năm 1600 tại Hội An. Tại ngôi đền Jomyo ở Nagoya bên Nhật, có bức hình bằng tranh diễn tả cuộc hải trình từ đảo Nagasaki đến Hội An đi mất 40 ngày. Tranh cũng vẻ phố Nhật rất sầm uất, nhà cửa xây dọc trên bờ sông, có cả nhà 2 tầng và 3 tầng dựa san sát vào nhau. Mãi đến năm 1635, người Nhật chính thức phải rời bỏ Hội An vì lệnh của Mạc Phủ Tokugawa cấm người Nhật buôn bán, giao dịch ra nước ngoài. Kiều dân Nhật đành phải khăn gói ra đi, nhiều cảnh chia lìa, gạt nước mắt tiễn đưa có lẽ cũng đã diển ra trong những năm tháng này. Hội an chính thức vắng bóng người Nhật từ đó. Đến năm 1695, Hội An chỉ còn lại bốn năm gia đình người Nhật. Tất cả các giao dịch buôn bán của người Nhật đều chuyển qua ngưòi Trung Hoa. Điều này đã được nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sản tường trình trong cuốn nhật ký tên Hải Ngoại Ký Sự. (4)

Ngày nay, đến Hội An, ăn món Cao Lầu, du khách tinh ý sẽ nhận ra mì Cao Lầu giống như sợi mì của người Nhật. Tuy nhiên Cao Lầu có lẽ không chỉ thuần túy chứa đựng âm hưởng của người Nhật không thôi. Đây là đặc sản Hội An, nó giống như một món ăn thể hiện 3 nền văn hoá Việt, Nhật và Tàu. Bên cạnh sợi mì giống như mì Nhật, thịt heo làm theo kiểu xá xíu của Tàu, Cao Lầu ăn chung với giá và rau sống mang đậm nét cách nấu của người Việt Nam. Ngày này món Cao Lầu bí truyền đã không còn nữa, Cao Lầu hiện được bán ở Hội An mỗi nơi mỗi khác. Tất cả đều ngon và giống nhau, nhưng ăn xong rồi thì đều cãm nhận không có Cao Lầu nào giống Cao Lầu nào.

----------------------
1- Ông Đồ Già - Vũ Đình Liên
2- Xứ đàng trong năm 1621
3- Dĩ Quốc Vãng Lai Nhật Ký
4- World Heritage Hội An

Wednesday, January 14, 2009

Chúng Ta Biết Gì Về Người Phù Nam

Chúng Ta Biết Gì Về Người Phù Nam?

Bùi Hoài Giang
Tài liệu cổ cũng như dấu tích sót lại qua các cuộc khai quật cho thấy Vương quốc Phù Nam từng tồn tại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ 7. Vương quốc này, chính yếu nằm ở đồng bằng sông Cửu Long và trải rộng qua các vùng đất thuộc Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Văn minh Phù Nam kéo dài đến nay còn sót lại qua chứng tính gọi là văn hoá Óc Eo, một cụm từ chỉ nền văn hóa bao gồm cư dân sống ở Đồng Bằng Cửu Long, phiá Nam Cambodia và các tỉnh thuộc Việt nam như: Kiên Giang, Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau v.v... Đến thế kỷ thứ 7 thì Phù Nam bị diệt vong vì chia rẻ và suy yếu, đất đai bị mất dần vào tay Chân Lạp (Chenla) tức vương quốc cổ Khơme và Chiêm Thành (Champa).


Vương Quốc Phù Nam từ thế kỷ 1-7

Thực ra, chúng ta không biết gì nhiều về đời sống của người Phù Nam. Ngoài trừ tài liệu ghi lại của Trung Quốc, mô tả như sau “người Phù Nam da ngâm đen, vóc dáng trông xấu, tóc quăn, xâm mình, không mặc quần áo và mang giầy dép”. Tài liệu khác tả “họ có đặc tính của những kẻ tàn bạo nhưng không trộm cắp và tốt bụng”. Ngược lại, có những người khác thì ghi “họ rất tham lam, không có luật lệ và văn mình gì cả”.

Một bản viết khác thì tả người Phù Nam thường mặc sarong vì họ không biết may quần áo. Tất cả những tượng thờ cúng được tìm thấy gần đây cho thấy mặc sarong. Có sarong ngắn, có cái dài. Đàn bà Phù Nam để ngực trần. Đàn ông cạo râu, tóc, mỗi buổi sáng. Y phục của họ làm bằng bông gòn và đến nay coi như thất truyền. Hiện chỉ có rất ít người Thái biết may những loại sarong này.

Người Phù Nam, PhnomDa Style – Winter Collection

Nơi họ sống hay bị lụt vì đất vùng sông Mê Kông thấp hơn mặt biển. Nhà thường cất trên cao và phải lên xuống bằng thang. Thông thường thì chỉ có một nơi chính để dùng cho nấu ăn và ngũ. Tài liệu còn xót lại cho thấy người Phù Nam đã biết nuôi heo, nuôi trâu nước và đánh cá để sinh sống. Đất quá là mầu mỡ, vì vậy họ biết làm nông sớm. Họ biết đi săn, sử dụng cung, tên và cả giáo. Người Phù Nam trồng nhiều loại luá và các loại cây có củ để ăn. Họ đã biết làm đồ đất nung để đựng nước và nấu nướng.


Bình đất Funam – Bangkok, Thailand


Bình đất Kendi, thế kỷ 6 - Cambodia

Các di tích khảo cổ cũng cho thấy người Phù Nam từng sử dụng người nô lệ. Nhà cửa được kiến trúc theo kiểu nhà sàn, có tường bằng gạch nung bao bọc xung quanh thành. Cho đến nay vẫn chưa có dấu tích để khẳng định Thủ đô của nước Phù Nam nằm ở vị trí nào. Có nhóm nghiên cứu cho rằng nó nằm gần thủ đô của Angkor, có nghiã là người Phù Nam có liên hệ với người Khmer, ngược lại, có giả thuyết cho rằng nó nằm gần vùng sông Mê Kông hơn, tức là liên hệ đến Việt Nam. Các cuộc khảo cổ cũng chứng minh được là người Phù Nam đã biết sử dụng tiền trong giao dịch của họ và từng là một trung tâm thương mại, giao dịch sầm uất với Trung Quốc, Miến Điện và Ấn.

Fu Nam Vase - Mekong Delta, Oc Eo Culture (Private Collection)


Bình Kendi, Đồng bằng Cửu Long Việt Nam (Private Collection)

Từ thế kỷ 2, các nhà du hành Trung quốc đến Phù Nam đã diễn tả vương quốc này “họ sống trong những ngôi nhà, xung quanh có tường gạch bao bọc cả thành quách”. Những bức tường này dày lên đến 18 lớp gạch, chồng chất lên nhau. Bề dày từ 10 đến 20 mét, bề cao 4 đến 5 mét bao bọc cả vùng.

Người Phù Nam đã biết về âm nhạc, ca muá rất sớm. Từ thế kỷ thứ 2, một số nhạc công Phù Nam đã đến Trung quốc để trình diễn và được vị Hoàng đế của nước Trung Hoa tán thưởng đến nổi ông đã truyền lệnh cho quan chức Trung Quốc lập ra một viện nghiên cứu về âm nhạc của xứ sở này.

Theo tài liệu cổ Trung quốc ghi lại, sinh hoạt tôn giáo Phù Nam trong thế kỷ 3 và 4, cho thấy xứ này có tới 10 thiền viện với nhiều người tu hành, giới tu sĩ cả nam lẫn nữ tụng các kinh Phật cổ. Kang Tai và Zhu Ying, tả người Phù Nam cử hành tôn giáo như sau “họ thờ cúng thần của trời, một biểu hiệu bằng đồng, có hai mặt và bốn tay. Đối khi cũng có tượng 4 mặt và 8 cánh tay nữa. Mỗi cánh tay cầm một món vật như trẻ con, chim, mặt trăng, mặt trời, cổ vật v.v…”. Như vậy, có thể nói tôn giáo ở xứ Phù Nam đã phát triển rất mạnh, chịu ảnh hưởng của Phật Giáo và Ấn Độ Giáo.

Hơn 600 năm lập quốc, đã từng có nền văn hoá phát triển rực rở nhưng vì nhiều lý do, tiểu quốc Phù Nam đã bị xoá tên trên bản đồ thế giới. Hình thành trước cả Champa và Việt Nam , Phù Nam đã vĩnh viển bị diệt vong trước áp lực xâm lăng của Champa và Chân Lạp. Ngày nay, di tích chỉ còn lại là những bình đất nung, tượng và di tích hoang phế. Phải chăng "một dân tộc bị suy vong vì đã cột chung số phận của họ với những lãnh đạo ích kỷ và ngu xuẩn?".

Tài liệu tham khảo:
- Higham, Charles. The Archaeology of Mainland Southeast Asia: From 10,000 B.C. to the Fall of Angkor. (Cambridge, England: Cambridge University Press, 1989).
- Funan.de
- Wikipedia, the free encyclopedia

Tuesday, January 13, 2009

Ankor Borei

Angkor Borei


Michael Dega

Chinese travellers to Funan in the mid-2nd century A.D., namely K’ang T’ai, reported that the “people of Funan ‘live in walled cities, palaces, and houses’.” Hall (1985) also notes that “populations lived in houses built on stilts within great earthen ramparts.” Louis Malleret, aFrench archeologist who excavated at Oc-Eo, an early historic site in present-day Vietnam, discovered rectangular moats and ramparts around the town of Oc-Eo measures 3.0 x 1.5 kilometers (approximately 1.865 miles x .932 miles). Importantly, he described this Funanese site as lying behind five ramparts and four moats. Recent research at Angkor Borei also revealed the presence of both walls and moats around the city.

Earthware Funan from: Art and Archeology of Fu Nan, ed. by J. Khoo, Bangkok 2004


Angkor Borei is, for the most part, a moated settlement, surrounded by a wall that is approximately 6 kilometers (approximately 3.729 miles) long. The wall is composed of a brick foundation with packed earth over the top of the bricks. Sections of the wall profile that are visible due to erosion and modern road cuts through the wall revealed up to 18 layers or courses of large, stacked bricks. The wall itself varied in width between 10 and 20 meters (approximately 10.54 and 21.8 yards) wide and once rose 4-5 meters (approximately 4.37–5.46 yards) above the surrounding terrain. The wall does not completely enclose the ancient city as the Angkor Borei river runs through the middle from the west to the east. The rampart does continue on both sides of the river.

In some places, the city wall is level on top, the flatness intentionally created during original construction. The level character of the top of the wall has become more pronounced by transportation use and the wall’s use as a habitational area over the centuries. The even surface creates ideal living areas for present-day occupants as their houses lie above the marshlands present on both sides of the wall. Local villagers now reside, in places, directly on the wall. It was observed that many of the bricks composing the wall were being used in the construction of new houses, garden plots, and small brick-lined water catchments near the dwellings. Temporally, the construction of the wall may be dated through its similarity with other recognized Funanese walls such as those at Oc- Eo. Also, enclosed settlements were supposedly typical of Funan-period settlements. Thus, the wall was likely constructed between the 2nd and 5th centuries A.D. Several brick samples from the lower portion of the wall are currently being analyzed by thermoluminescence to obtain absolute dates of brick ages to infer wall construction episodes.

Functionally, the wall may have served several purposes. First, as could be called “typical” of a Funan period city, the wall enclosed Angkor Borei, separating the city from the surrounding low-lying floodplain. Second, since Angkor Borei was a major trading center, residents could have efficiently controlled the flow of goods and merchants in and out of the city. Third, water control on the floodplain was necessary as the city lies in an inundation zone and could easily be flooded. Potentially, the river running through the middle of the city could have flooded residential areas, but this seems unlikely as the banks of the river are raised and residential units would lie well above the swollen river. Fourth, the wall served a defensive role as a fortification around the city. Finally, the city wall may represent a ritual function that portrays the sector controlled by elites of the area and may also incorporate a representation of the Mandala, the Hindu universe.

Other important features on the landscape are moats. Much like the moats at Oc-Eo, a Funan site in southern Vietnam, yet larger, both an inner and outer moat run along the south, east, and west sides of the city. The inner and outer moats are separated by the city wall. The inner moat runs from the southeast corner of the wall to the west for 1.5 kilometers ( approximately .932 miles) and is 22 meters (approximately 24 yards) wide. The outer moat runs from the southeast corner of the wall to the west and north for a distance of 3 kilometers (approximately 1.86 miles). This moat is also 22 meters ( approximately 24.06 yards) wide, thus showing a formality in construction. At present, both moats are only 1.23 meters (approximately 4.03 feet) deep and are overgrown with mangrove taxa. More than likely, the moats were much deeper in the past but due to the intense movement of soil in the floodplain region, the moat probably filled rapidly.

Analysis of soil samples taken by a Livingston corer in the moats should help determine the approximate original depths of the moats. Radiocarbon dates from the moat itself will aid in dating the stratigraphic layers as well as provide a complement to the soil analysis underway to identify building episodes by stratigraphic analysis. Finally, a network of moats several kilometers beyond the city was discovered. These will be investigated further in the 1996 field season.

A third category of important features documented last summer were barays or reservoirs. Previous residents of Angkor Borei created large water management systems, both to direct the immense amount of water on the floodplain during monsoon seasons and to store water for future use. The reservoirs were probably built mainly to store large amounts of water for the dry season, thus allowing residents to produce multiple rice crops throughout the year. Water from these reservoirs may have been circulated through canals, irrigation channels, and moats to allow for year- round rice production. Several barays were discovered within the city wall, in less populated zones, while a larger reservoir was recorded just outside the city wall’s eastern side (see map). The large baray was rectangular, measuring 200 meters (approximately 218.72 yards) due east-west by 100 meters (approximately 109.36 yards) north-south. A network of small barays was located during the latter part of the field season to the east of Angkor Borei. This network will be investigated during the 1996 field season and should give a more detailed picture of water management systems in and around Angkor Borei.

The population of early historic- period Angkor Borei transformed the difficult floodplain environmental conditions by constructing large walls, moats, barays, and employing an extensive canal system. These features were critical for Angkor Borei’s agricultural production and for trade with other economic centers within the Funan domain. Future research involving continued survey and excavations at the early historic city will reveal more about the intensity of agricultural production with respect to its hydraulic systems, and will shed light on the important role that this city played in the development of early Southeast Asian polities.
_______________
References
Hall, Kenneth R. Maritime Trade and State Development in Early Southeast
Asia. (University of Hawaii Press, Honolulu, 1985).
Higham, Charles. The Archaeology of Mainland Southeast Asia: From
10,000 B.C. to the Fall of Angkor. (Cambridge, England: Cambridge University Press, 1989).
Malleret, Louis. L’Archeologie du Delta du Mekong (4 Vols.). ( Ecole Francaise d’Extreme Orient: Paris, 1959-1963).

_______________
Michael Dega is a graduate student of Anthropology at the University of Hawaii at Manoa; email: dega@hawaii.edu.

Dai Viet vs. Champa


Source: Charles Scott Kimball - http://xenohistorian.faithweb.com/

Historians distinguish fifteen dynasties in Vietnamese history. Four were the short-lived independent governments that revolted against Chinese rule before 939. The next three also had very short careers, numbering in all eight kings over a seventy-year period. The first of these, the Ngo (939-968), was unable to subdue a dozen local military chiefs and never secured recognition from China. The Dinh dynasty (968-979) was even more ephemeral, but it defeated the warlords and pacified the Chinese with tribute. The early Le dynasty (979-1009) had a very successful king named Le Hoan. He defeated a Chinese invasion in 981 and in the following year he attacked Champa, killed its king, sacked the Cham capital (Indrapura), and came home with an enormous amount of booty. His successor, however, was dethroned by the first monarch of the Ly dynasty. The Ly dynasty replaced the warlords with a Chinese-style civil service bureaucracy at Hanoi, and thus was stable enough to last over two centuries (1009-1225).


Champa Vase - Binh Thuan, Phan Rang Location (Private Collection)

Champa Stone Elephant - Estimated 14th-17th Century (Private Collection)

The Ly monarchs called their country Dai Viet, but the Chinese name of Annam ("The Pacified South") was used everywhere else. The country prospered, and the government encouraged cultural progress by vigorously promoting literature, art, and Mahayana Buddhism. But Dai Viet's growth was always threatened by external wars. A second Chinese invasion was defeated after a four-year war (1057-61). And the long feud with Champa was renewed. The Chams moved their capital south to Vijaya to keep it out of Vietnamese hands. But in 1044 the Vietnamese sacked Vijaya and killed the Cham king again. Vijaya was sacked a second time in 1069. This time the Cham king, Rudravarman III, was chased into Cambodia, captured, and deported to Dai Viet. He had to surrender the three provinces taken in 780 to regain his freedom.

The Chams made two attempts to recover the lost provinces (1128 and 1132), but another war with the Khmers at the same time reduced Champa to impotence. Then Cambodia took on Champa's role in the Vietnamese-Cham scrap, and the three disputed provinces ended up under Khmer rule.

The Khmer victories finished off the Ly dynasty, which was already in decline. After many years of civil strife, it was replaced by the Tran dynasty (1225-1400). The Tran monarchs pursued the same policies that had worked for the Ly dynasty. But now Champa was independent again, and wanted a rematch over the disputed border provinces (they went to the Vietnamese by default when the Khmers withdrew from the area in the mid-12th century). This time, however, the feud barely got started when the Mongol Empire appeared on the scene. Vietnam and Champa quickly put aside their squabble to meet the Mongol threat. The Mongols attacked and took Hanoi three times (in 1257, 1284, and 1287), but the combination of Vietnamese army and Cham navy inflicted unacceptable losses each time. Eventually the Mongols gave up and evacuated the country. The Vietnamese general who defeated the Mongols, Tran Hung Dao, is still venerated as one of the great heroes of Vietnamese history.

Once Kublai Khan was gone, the king of Champa tried to make the new friendship permanent by asking for a Vietnamese princess in marriage. After negotiations that dragged on until 1306, the Vietnamese said they would allow the marriage if Champa gave up the provinces of Quang Tri and Hue. Surprisingly, the Cham king, Jaya Sinhavarman III, accepted. But he died less than a year after the wedding, and his successor started a new war to take back the two provinces. This time the northern kingdom won again; by 1312 the Cham king was a prisoner in Hanoi, and Champa paid tribute to Dai Viet.

In 1326, after several rebellions and an appeal to China, Champa regained her independence. The Chams tried to take back Hue in 1353 but failed. Then came Che Bong Nga (1360-90), Champa's most outstanding king. The series of well-planned raids he made against Dai Viet kept the Vietnamese in a state of terror during his reign. In 1371 he even pillaged Hanoi. All the disputed territory came under Champa's rule. As soon as he was dead, however, the Vietnamese conquered everything as far south as Da Nang, and in 1398 the capital was moved from Hanoi to Thanh Hoa so that the king could be closer to the action.

Then a crisis at home halted Vietnamese progress. A general named Ho Qui Ly usurped the throne. He was a capable and bold reformer, but the supporters of the Tran dynasty called in Chinese aid, and in 1407 a Chinese army removed the usurper. Instead of re-establishing Tran rule, China's new rulers, the Ming dynasty, made the country a Chinese province. It didn't work; the Chinese imposed their language and customs so severely that the Vietnamese revolted almost immediately. In 1418 the rebels found a capable leader named Le Loi, a wealthy landowner from Thanh Hoa. His guerrilla campaign was successful, and ten years later the Chinese abandoned Hanoi. Le Loi proclaimed himself king, changed his name to Le Thai To, and founded the second Le dynasty. After the war the Vietnamese sent gift-bearing emissaries to China to apologize for the "irresponsible behavior" of their guerillas who had ambushed the Chinese (they also sent embassies to apologize for Vietnamese victories in the 10th and 13th centuries). This was in accord with the teachings of Confucius, preserving harmony and saving the Chinese from too much loss of face. The Chinese always appreciated that; the Vietnamese, even when independent, did have Chinese culture.

In 1441 the feud with Champa started up one more time. Five years later the Vietnamese occupied Vijaya, but not for long, for the Chams soon recovered it. It was Le Thanh Tong (1460-97), Vietnam's greatest king, who ended the conflict once and for all by conquering all of Champa in 1471. The land was given to masses of landless soldiers and peasants. The Chams converted to the Shiite branch of Islam and withdrew to the area between Cam Ranh Bay and Saigon, but they were never given a chance to re-establish their kingdom. By 1697 Saigon itself had become a Vietnamese city. In 1720 the remaining Chams migrated into Cambodia and Siam to escape Vietnamese persecution. The last king of the Chams died in 1822, and there are only 150,000 Chams left today.(1) Some Vietnamese believe that the problems their country suffered in the twentieth century are divine retribution for what their ancestors did to Champa.

Fu Nam (Phù Nam) Vases in Mekong Delta

Fu Nam (Phù Nam) Vases

Fu Nam (Phù Nam) Vase - Found in Mekong Delta, Oc Eo Culture

Fu Nam Vase - Oc Eo Culture - Found in Mekong Delta


Fu Nam Vases (top and bottom) - Found in Mekong Delta, estimated 4th-6th Century

Champa Collections

Champa Collections

Champa (Khome?) Budda in Stone - Estimated 10th -16th Century

Small Champa Tower - Unknown Style and Year

Champa Vase

Champa Elephant - Estimated 14th - 16th Century

The Kingdom of Champa

The Kingdom of Champa

(Source Wikipedia)

The towers of Po Sa Nu (Pho Hai) near Phan Thiết may be the oldest extant Cham buildings. In style, they exhibit the influence of pre-Angkorian Cambodia. (Wekipeida)


The kingdom of Champa (Chăm Pa in Vietnamese or Chiêm Thành in Hán Việt records) was an Indianized kingdom of Malayo-Polynesian origins and controlled what is now southern and central Vietnam from approximately the 7th century through to 1832. It has the oldest known written Malay language from the 4th century AD, predating Sumatran texts by 300 years. [Coedes, 1939] Champa was preceded in the region by a kingdom called Lin-yi or Lâm Ấp (in existence since 192 A.D.), but the historical relationship between Lin-yi and Champa is not clear. Champa reached its apogee in the 9th and 10th centuries A.D. Thereafter began a gradual decline under pressure from the Đại Việt which was then Northern Vietnam. In 1471, Viet troops sacked the northern Cham capital of Vijaya, and in 1697 the southern principality of Panduranga became a vassal of the Vietnamese emperor. In 1832, the Vietnamese emperor Minh Mang annexed the remaining Cham territories.

Geography of historical Champa

Between the 7th and the 15th century A.D., Champa at times included the modern Vietnamese provinces of Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, and Bình Thuận. Though Cham territory included the mountainous zones west of the coastal plain and (at times) extended into present-day Laos, for the most part the Cham remained a seafaring people dedicated to trade, and maintained few settlements of any size away from the coast.

Historical Champa was a confederation of up to five principalities, each named after a historic region in India:

Indrapura - The city of Indrapura is now called Dong Duong, not many miles from present-day Da Nang and Huế. Da Nang used to be the city of Singhapura and is close to the valley of My Son, site of many ruined temples and towers. The area once controlled by this principality included present-day Quảng Bình, Quảng Trị, and Thừa Thiên–Huế provinces.

Amaravati (present-day Quảng Nam province).
Vijaya (Champa) - The city of Vijaya is now called Cha Ban but it lies just a few miles north of present-day Qui Nhon in Bình Định province. For a time, Vijaya principality controlled much of present-day Quang-Nam, Quang-Ngai, Binh Dinh, and Phu Yen provinces.

Kauthara - The city of Kauthara is now called Nha Trang in present-day Khánh Hòa province.
Panduranga (Champa) - The city of Panduranga is now called Phan Rang in present-day Ninh Thuận province). Panduranga was the last of the Cham territories to be annexed by the Vietnamese.

Within the four principalities there were two main groups: the Dua and the Cau. The Dua lived in Amarvati and Vijaya while the Cau lived in Kauthara and Pandaranga. The two clans differed in their customs and habits and conflicting interests led to many clashes and even war. But they usually managed to settle disagreements through intermarriage.[1]

Monday, January 12, 2009

Mystery Woman of the Chu Dau

Mystery woman of the Chu Dau ceramics
(Source Vietnam News)

A sunken ship discovered off the coast of Hoi An in 2000 set off a wave of interest in the rare ceramics within. Nguyen My Ha and Ta Quynh Hoa unravel the mystery of the 15th century artisian who created some of the works

Chu Dau Vase, 15th Century made by Bui Thi Hy - Museum in Istanbul, Turkey

At 62 years of age, Bui Xuan Nhan buried himself in newspapers and magazines, sifting through piles of archived materials to research the Gia Loc District Communist Party for a competition. But during his search, he stumbled across an article that would take him far from his initial pursuit and towards astonishing findings about trade and the place of women in Vietnamese history.

Nhan and his nephew, Bui Duc Loi, worked together to produce a 200-page collection of hand-written texts with more than 300 of Loi’s photographs picturing many villages in Gia Loc District of Hai Duong Province. The collection, which took four months to complete, was awarded a special jury prize in 2006 and is now on display at the House of Tradition in Gia Loc District.

However, after completing their project, Nhan and Loc remained curious about a passage from one of the articles. In 1980, a former cultural attache at the Japanese Embassy in Ha Noi, Makoto Anabuki, wrote a letter to a communist party secretary. The letter was written in regards to an inscription on a blue and white vase displayed at the Topkapi Saraji Museum in Istanbul, Turkey. Its inscription read, "The eighth year of Thai Hoa reign, Nam Sach District, sculptor Bui Thi Hy penned."

An avid aficionado of Vietnamese culture, Anabuki posed three questions in his letter: First, what part of Nam Thanh District was called Nam Sach in the 15th century? Second, where did Bui Thi Hy learn and produce her craft? Third, could he contact archaeologists and fine artists to help research this ancient kiln?

Lost craft

Prior to Annabuki’s letter, archaeologists knew nothing of Chu Dau ceramics. There were antiques in government and private collections, but they were wrongly categorised as ceramics from Bat Trang, 16km north of Ha Noi. The closest matches local archaeologists could find were inscriptions found on oil lamps by craftsman Dang Huyen Thong in Thanh Lam District, located only two kilometres from Chu Dau.

After reading the letter, archaeologist Tang Ba Hoanh, the then director of Hai Duong Museum, conducted two excavations to help confirm the existence of Chu Dau ceramics, and in 1983 several ancient ceramic kilns, including Chu Dau’s, were discovered. Hoanh agreed that the letter "played a vital role in discovering the Chu Dau site".

Chu Dau Ceramic, 15th Century


Archaeologists now agree that Chu Dau ceramic guild started in the 15th century and lasted for almost 200 years. The craft all but vanished until Anabuki’s letter brought renewed interest to the ceramics.

In 2000, Chu Dau ceramics made world news when thousands of pieces were discovered in a sunken ship off Hoi An. Because the Government at the time could not afford the salvage costs, 90 per cent of the antiques went to the American salvager. They were pictured in detail in two catalogues calling the 2,316 piece collection, Treasures from the Hoi An Hoard. They were auctioned that year, the smallest pieces selling for US$1,000 or more.

Chu Dau subsequently experienced a wave of treasure hunters creating years of chaos for the village. Villagers dug up their yards, their gardens and even their floors in hopes of discovering more antiques. The craze cooled down after the digging spree yielded nothing more than old kiln remnants, broken bowls and pot supports. Though these were not of great value for collectors, they offered strong proof that Chu Dau was once a ceramic centre.

Living only 20km south of Chu Dau, successors of the Bui clan, Bui Xuan Nhan and Bui Duc Loi, had no idea their ancestors founded a successful ceramic guild. But as Nhan continued to ponder Anabuki’s second question of where the woman learned her craft, he recalled that his own ancestors had once had a ceramics business. With this in mind, he spoke to Loi, and they went in search of the author of the article containing the letter, Tang Ba Hoanh, who was now Chairman of the Hai Duong Historical Society. With them, they brought a copy of their family annals, so Hoanh could help them makes sense of the Han-Chinese characters.

Hoanh wrote in a recent article for the Viet Nam Historical Society magazine, that he felt the search for the artisan on the vase had begun to fade after 26 years of continuous efforts despite continuing disagreements regarding the gender of the vase’s maker.

But shortly thereafter, Hoanh remembers hearing a knock on his door. The two Bui clan presented him with the information which years of search had not yet yielded. "The issue had become almost hopeless, but then at 2.30pm on May 29, 2006, Bui Duc Loi and Bui Xuan Nhan gave me two leaflets from their family annals and some ceramic samples," Hoanh wrote.

After reading the excerpts, Hoanh went and retrieved an older, cloth version of the annals. The paper version had been copied in 1932, the year of the Monkey under King Bao Dai, by Nhan’s father, village chief Bui Duc Nhuan. It had been copied from another cloth version in 1832, the year of the Dragon under King Minh Menh.


According to the oldest version, the founder of the Bui clan in Quang Anh fief was Bui Dinh Nghia, son of general Bui Quoc Hung of Son Tay Province. Bui Dinh Nghia was born in 1387 and in 1407 he moved to Quang Anh (what is today Quang Tien Hamlet, Dong Quang Commune in Gia Loc District, Hai Duong Province) to flee from Ming invaders. There he had two children. The elder daughter was Bui Thi Hy, born in the year of the Rat, 1420, and a son, Bui Dinh Khoi, was born in the year of the Cat, 1423.

The annals stated that Bui Thi Hy was a talented lady of literature and writing, blessed with a special talent for drawing. She disguised herself as a man to sit in the royal exams. She made it to the third round before being exposed and expelled. She later married Dang Si, a rich man who owned a ceramic business in Chu Dau, Thanh Lam District of Nam Sach, and there she showed great skill as a potter. In the 10th year of Thai Hoa reign in 1452, she and her husband went to Quang Anh to help her brother Bui Dinh Khoi set up a ceramic kiln on the northern edge of the fief near Dinh Dao canal. From here, they were able to transport ceramics by boat to Chu Dau, and they co-operated with Chu Dau to make ceramic offerings to the Royal Court. They also exported to merchants in the northern country (China), Japan and the West. Year by year, the Bui clan in Quang Anh grew wealthier.

Lady Hy never had children, so in her old age, she moved back to her father’s home and died there at the age of 80 on the 12th day of the eighth month of the Year of the Goat, 1499.

Vietnamese Antiques - Chu Dau Style

Vietnamese Antiques - Chu Dau Style 15th Century (Private Collection)

Large Chu Dau Plate 40cm, 15th Century - Ancient Vietnamese Lion (Con Nghê?) stands on coin surrounding with clouds


Medium Chu Dau Plate 32cm


15th Century Plate With Young Bird, 20cm


15th Century Ancient Bird Wine Bottle


Chu Dau, 15th Century Plate 20cm With Old Ancient Bird


Vase and Bowl 15th Century


Three Colors (Tam Thai) Bowl, 15th Century



17th Century Chinese Vase and 15th Century Vietnamese Vase

Saturday, January 10, 2009

Menu in Paris.........

Menu in Paris, Praha, Japan and .....

Paris Hoa Lệ

Thực đơn ở Nhật

Ăn trưa ở Praha

Ăn phở Việt Nam bằng tô Tam Thái 500 năm cổ thì còn gì bằng....



Wednesday, January 7, 2009

Ăn Cắp, Độc Tài và Phở

May 31 - Hôm nay máy bay ghé phi trường Japan vài tiếng trước khi về lại San Francisco, rảnh rổi ngồi đọc ba cái tin xe cán chó trên net nên mới có chuyện viết, nhiều điều không nói không được. Hồi tháng 3 vừa rồi, bà Võ thị Hồng Phiếu tổng giám đốc hãng bia ở Huế, kiêm bí thư đảng ủy đi Thái du lịch. Vô khu mua sắm máu tham nổi lên, dòm trước dòm lui đớp cái kính $120 dollars bỏ túi. Tới chừng sắp sửa lên máy bay bị an ninh giữ lại, lập biên bản phạt, giam cho hai tháng tù ở Bangkok về tội ăn cắp, vừa quê vừa nhục. Hình như bà không biết hệ thống thu hình theo dõi từng ly, từng tý. Thấy để hớ hênh, bản chất ăn cắp tham nhũng ở Việt Nam quen, ra nước ngoài tưởng bở, cầm lòng không đặng nên dính chấu.

Bà Võ Thị Hồng Phiếu, Tổng giám đốc hảng bia ở Huế

Vụ mấy tay Đài loan mở văn phòng dịch vụ lao động, tuyển người Việt làm mướn, làm người ở, rồi hành hạ, hiếp dâm, bạo dâm đăng hai ba hôm trên báo. Thậm chí còn quay phim, chụp hình đem bán. Báo Đài Loan cho biết có hơn 300 người đã từng được văn phòng này môi giới, trong số đó không biết bao nhiêu cô đã từng bị hãm hiếp, ước lượng có thể lên đến con số 200 . Thân nghèo, phận bạc bị ngoại bang làm nhục, bị hiếp đáp nhưng sứ quán đã không bênh vực, còn về hùa với kẻ ác che đậy nội vụ, ém nhẹm.

Nhìn nhà nước thỏa hiệp với bọn ác, ngang nhiên tồn tại, thách thức dư luận. Tôi liên tưởng đến chế độ độc tài giống như băng đảng, muốn dứt điểm phải chơi kiểu anh chị. Tiếc là Năm Cam đi sớm, không biết chừng nào Sáu Quít xuất hiện cho dân nhờ. Rút kinh nghiệm, chơi lẻ tẻ, ăn xổi thế nào cũng ôm đầu máu. Bẻ họng mấy tay anh chị trong Bộ chính tri phải học cách đánh của "con muổi" bố già Đài loan Hsu Hai-ching, lật cuốn tam thập lục kế, học chước kim thuyền thoát xác hồi xưa nhưng đánh thêm kế 37 tân thời, trong đánh ngoài la, …..may ra mới dẹp được đám gangster Hà Nội.

Gần nữa tháng xa nhà, thèm phở thèm cơm. Hôm qua đọc bài phở của cha nội ký giả trên tờ Rocky Mountain News tôi muốn bay về càng sớm càng tốt. Cái món phở không riêng gì người Việt, người Mỹ mà Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật cũng ưa. Lâu lâu nó cứ hỏi tôi cái món soup bò của tụi mày tao thích lắm. Tiệm ở Denver anh chàng Mỹ ca tận mây xanh tôi đã ăn rồi, sao so sánh được phở California. Cha nội này chưa nếm thứ thượng hạng nên cứ tưởng ở thiên đàng phở, thực ra phở ngon tuyệt không phải phở ở tiệm, phở nấu ở nhà mới đúng thứ hảo công phu.

Vụ phở này vợ chồng tôi cũng đã bỏ ra thời gian tầm sư học đạo, vừa tự nghiên cứu, chế biến, thử tới thử lui, ăn chổ này, chổ kia, từ Nam Bắc Cali cho đến Saigon, Hà Nội, Hán thành, Đài Bắc, Denver, Texas…. Tô phở ngon, bưng ra phải bốc thơm ngào ngat, không chỉ có mùi hồi mà còn tới bốn năm mùi khác quyện nhau, dân ăn phở khó đoán mùi gì, dân nấu phở mới đủ tư cách nói trúng 90/100. Nước phở thật trong, bánh phở cần dày và vừa phải, không quá nhỏ quá to. Bánh vừa chín, thịt vừa tươi vừa mềm. Ăn phở xong rồi tô vẫn còn hâm hẩm nóng, thịt để trên mặt khi dọn ra không làm đục nước béo cò.

Húp một muỗng phở nghe chạy rần rật tận cuống họng, vị ngọt của xương bò nấu vừa đủ lượng, không phải của bột ngọt, của đường. Hành trần, hành lá, hành tây chỉ đệm hương hoa, không quyết định giá trị tô phở. Tô phở buối sáng ăn thường ngon hơn buổi chiều, vì phở mới nấu qua đêm, còn đầy đủ hương vị. Chờ tới chiều nồi phở bị quậy tứ tung, chưa kể thiếu nước cốt ông chủ pha bột ngọt, đổ thêm nước. Có món nào trên đời mà sáng, trưa, chiều, tối ăn được hết?.

Chưa hết, tô phở ngon không bảo đảm khách ăn ngon. Phở ngon cách mấy mà gặp cô chạy bàn hổn hào, vụng về thì người ăn mất hứng. Bưng tổ phở, mặt đăm đăm nên về nhà cho con bú. Khách vô chẳng nở nụ cười, như ăn hết của như chồng tát tai…. thì tiệm đóng cửa là vừa. Phục vụ khách là nghệ thuật, không phải hạ tiện như một số người Việt có thành kiến, mặc cảm, tự ty. Bạn thử bước vô tiệm ăn, tiệm buôn, chợ… ở Nhật, ở Hán Thành, ở Đài Nam, Đài Bắc thì biết họ chiều khách ra sao. Đầu cúi rạp, mĩm cười như hoa, miệng hô chào khách vang trời. Khách chưa ăn tô phở đã thấy nóng ran người. Khách kẹo cách mấy, bảo đãm tiền típ cũng không đến nổi tệ.

Tôi làm cái job này là job cuối cùng. Hảng hết xài đi mở tiệm phở, tiệm mì cho biết đá biết vàng. Mấy năm tu luyện chỉ chờ dịp vợ chồng xuống núi. Bảo đảm ăn không ngon không tính tiền, phục vụ không đẹp không mở tiệm phở làm gì. Bạn ráng chờ nghe.


Đài Loan, tháng 6 năm 2005

Đài Bắc - Đài Nam

Ngày 27 tháng Năm - Thời gian gần đây tôi đi xa nhiều. Lúc từ San Francisco đến Hán Thành, lúc thì Đài Bắc. Có khi đi Tokyo, lúc về lại Đài Nam. Ở California chừng vài ba tuần, lại khăn gói ra phi trường. Vợ con không vui lắm, lúc đầu còn chia tay, bịn rịn. Sau quen rồi, đi như đi chợ, đưa tiển làm gì. Tôi sợ mình không còn cơ hội để kịp ghi lại những suy tư, dằn vặt, cãm nhận. Hoặc mình bị quên khi cuộc sống cứ cuốn hút, hoặc ngã xuống một cách bất ngờ. Ở lứa tuổi trên 40, con người bắt đầu sống hàng tháng, thay vì hàng năm.

Tôi may mắn đi giang hồ đây đó. Trong năm 2004 đã đến không biết bao lần những nơi xa lạ. Lúc ở Đài Bắc mùa bão, gió lạnh thổi từng cơn rát cả mặt, lúc Hán Thành, đêm mùa đông xuống phi trường rét run cầm cập. Có khi ngồi trên xe chạy hàng ba bốn tiếng đồng hồ, từ Đài Bắc xuống Đài Nam, đi qua các xa lộ mênh mông, ruộng lúa êm đềm không khác gì cảnh ở quê nhà. Có lúc được lang thang thăm các khu di tích lịch sử, các bảo tàng nổi tiếng ở Đài Bắc. Nhìn ngắm miếng thịt lợn ngâm xì dầu, ngã màu đen đen như miếng thịt kho cũa bà mẹ Việt Nam, không ai nghĩ đó là tuyệt phẩm cũa nghệ nhân Trung Quốc tạc ra từ đá. Những người Trung Quốc thích ăn uống, nên tác phẩm nghệ thuật trưng bày ở bảo tàng, miếng thịt lợn kho, đánh giá như một kỳ tích, vừa hãnh diện vừa độc nhất vô nhị. Tôi nghĩ đến câu thơ của Nguyễn Chí Thiện "miếng thịt lợn chao ôi là vĩ đại" khi ông ở trong nhà tù Cộng sản, ở ngoài đời chắc chỉ có miếng này.


Thú chơi đá cẩm thạch không biết bắt nguồn từ đời nào, đi đâu cũng thấy toàn cẩm thạch. Đến khu chợ bán cẩm thạch, bạn chỉ còn biết ngẩn ngơ, màu xanh lục, màu trắng, xanh đậm, nữa xanh nữa trắng….đủ loại cẩm thạch, đủ kiểu cẩm thạch, vòng cổ tay, nhẫn, mặt dây chuyền, tượng phật, tượng thờ…..tất cả bày biện choáng ngợp. Nhưng ở đâu cũng không bằng cái bắp cải cẩm thạch, pha trộn hài hoà giữa màu trắng và màu xanh được trưng bày ở bảo tàng. Thêm một tuyệt tác nữa ở Đài bắc, màu trắng tạc thành thân cải, màu xanh tạc thành bẹ cải. Chưa hết, thêm con cào cào và chú dế con đang say sưa hút nước đọng trên bẹ cải. Tất cả bố cục phô bày trọn vẹn nét đẹp thiên nhiên. Với tất cả nghệ thuật, sắc xảo, tài ba, người nghệ nhân đã để lại tác phẩm bất hủ cả trăm năm. Vừa sống động, vừa lột trần trọn vẹn cái bắp cải bằng cẩm thạch. Đến Đài bắc không thưởng thức được tác phẩm này, kể như một thiếu sót.

Bảo tàng Đài bắc không hảnh diện với những chén cổ, tượng cổ ngàn năm…nhưng họ hảnh diện và quý hai bảo vật, cái bắp cải cẩm thạch và miếng thịt heo kho xì dầu bằng đá.Trời ơi, ở Đài Bắc mà không ngắm mấy cô em gái bán trầu cau thì chưa biết Đài Bắc là gì. Bán trầu không phải là bà cụ mặc áo tứ thân, đầu quấn khăn mỏ quạ, ngồi bên lề đường, có cái thúng lẹt đẹt bày mấy miếng trầu, miếng cau, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Hình ảnh đó chỉ có ở Việt nam hồi những năm 1945. Ở Đài Bắc năm 2005, em gái bán trầu vừa trẻ, vừa chân dài, vừa váy ngắn, ăn mặc hở hang, càng thiếu vải chừng nào thì bán trầu càng đắt, trầu ăn càng ngon.


Betel Girl (Em Gái Bán Trầu)

Ngày đầu nhìn mấy em ngồi trong các quầy đèn nê ông, xanh đỏ tím vàng rực rở, tôi cứ ngẩn người. Ủa sao lạ vậy? Đài bắc tự do phóng túng hết cở, dám cho gái buôn hương bán phấn công khai sao? Chừng biết ra thì ngớ cả người. Đây là những em gái bán trầu cau, phô bày thân thể để mời mọc mấy anh ăn trầu. Khách của mấy em phần nhiều là giới trung niên bình dân, giới tài xế chạy taxi, giới lao động chân tay ở khắp Đài Loan. Sau này, khi bước lên xe taxi, tôi nghe cái mùi ngai ngái của trầu, của cau quyện lại, vừa khó chịu lại vừa lạ lùng khi thấy anh tài xế lâu lâu bỏ vào miệng miếng trầu nhai bỏm bẻm.

Chuyến này về tôi nói với Vợ, em à! anh bỏ hút thuốc nhưng quyết định ăn trầu. Coi thử nàng ứng xử ra sao? Đố trời mà biết. Hồi đầu năm 2006 sau khi coi hình người đẹp bán trầu, vợ tôi nói anh bỏ thuốc ăn trầu hay là ăn gái bán trầu !!!!

Đài Loan, tháng 5 năm 2005

Hồng Kông Quá Vãng

May 28, 2005 - Kỳ rồi tôi ghé Hong Kong. Gần 20 năm mới trở lại phi trường Kai Tac. Nơi đây hồi 1982, lớ ngớ xách cái túi ICEM để chờ hướng dẫn lên máy bay sau hai năm sống trong trại tỵ nạn. Cạnh tôi, người Vợ trẻ măng, lóng ngóng, ngơ ngác như chim mới ra ràng. Hai mươi năm sau trở lại một mình, bồi hồi, nhìn quanh nhìn quẩn thấy mình già đi, vật đổi sao dời, mới đó mà đã hơn 20 năm biệt xứ.

Lòng vòng mấy tiếng đồng hồ, chẳng mua được món nào ra hồn. Đồ bày biện trong mấy gian hàng trông rẻ tiền, lớp nhớp. Tôi muốn mua cái gì đó tặng Vợ, để nhớ lại khoảng khắt 20 năm trước hai đứa từng bỡ ngở rụt rè. Tôi cũng chợt nhớ Hong Kong bây giờ thuộc quyền cai quản ông chủ Trung Cộng, không thấy bóng dáng mấy anh cảnh sát Anh (a-xề) quen thuộc, đi lên đi xuống. Hình như phi trường này không còn tấp nập, dập dìu khách nữa. Các chuyến bay quan trong ít ghé Hong Kong, du khách cũng thưa thớt. Hồi chưa đi tôi náo nức tìm lại cảm giác, đến rồi thất vọng, chỉ chờ dịp để lên lại máy bay. Lòng dặn lòng chắc không bao giờ trở lại Hong Kong làm gì.

Tối nay tôi phải đi xuống phố để kiếm cái gì lót bụng. Ăn toàn đồ ở khách sạn đã thấy chán rồi. Đồ ăn bày biện cho đẹp mắt nhưng ăn chẳng ra hồn, cứ nhàn nhạt, cái nào cũng giống nhau. Xứ Tàu, dọc trên đường chổ nào cũng thấy bán đồ ăn. Đi nước này, nước nọ, cái thú vui nhất là tò mò coi thử dân bản xứ ăn gì. Hôm nào bạo gan thử một tí, bằng không lấy mắt ngó thiên hạ ăn.


Ở Đài Bắc, muốn ăn đồ biển đừng vô nhà hàng sang, ăn trên đường phố mát tay, mát mắt. Đủ loại cá, mực, ngêu sò ốc hến, cua tôm làm sạch sẽ bày trên đường. Người mua thích ăn con nào lấy bỏ vô trong dĩa, người bán sẽ tùy theo món mà nấu cho bạn. Cá thì chiên, xào, kho…mực luộc, cua rang…. Bạn muốn ăn thêm rau, măng, ớt đậu có đủ loại đi kèm, lúc chiên, lúc hấp. Tôi đứng coi mát mắt nhưng chẳng dám ăn con nào hết. Thấy cũng sờ sợ vì để ở ngoài lâu quá, thức ăn không đủ lạnh làm virus sinh sản, ăn không cẩn thận ôm bụng hết vui.

Đi lòng vòng tôi ghé vô cái quán bán nhân sâm bổ lượng. Ngồi đại xuống ghế, dòm chung quanh thấy thiên hạ tụm năm tụm ba, xí xô xí xào, ăn uống vui vẻ, nên bấm bụng ăn chơi cho biết. Đi các nước Á Châu phần nhiều ăn uống theo kiểu chỉ hình. Ở Đài bắc hay Hán thành, giỏi lắm biết nói hai tiếng cám ơn, gặp người bán hàng không nói được Anh ngữ mình ú ớ ra hiệu, nhìn hình chỉ trỏ, giống như thằng câm. Tôi chỉ đại cái hình để trên bàn, giá 50 đồng, tương đương gần $1.50 US dollars. Cô hầu bàn bưng ra một ly, có chút đá vụn, bên dưới hạt sen trộn chung với khoai môn. Hạt sen thiệt mềm, ngọt lịm, còn khoai môn thì dẽo nhẹo, bỏ vô miệng chưa xong đã muốn bỏ thêm muỗng thứ hai. Quá đã, hèn chi khách đứng ngồi đông nghẹt. Tôi nhủ thầm, như vậy là ngày mai trở lại thử món chè khác được rồi.

Tối đến, các quán bar nhộn nhịp, đèn xanh đèn đỏ. Đi ngang qua nghe tiếng nhạc dập dềnh. Ở khu này, gần 90% du khách là người Nhật, nhà hàng Nhật có khi còn nhiều hơn nhà hàng Tàu. Tôi ít có hứng thú vô mấy cái bar, ngó tới ngó lui chẳng biết làm gì, nhiều khi cầm chai bia, mắt cứ dán lên truyền hình cho hết giờ.


Tháng Năm 2005


Chợ Cẩm Thạch và Đồ Cổ Đài Loan

Hôm nay Chúa nhật 29 tháng 5, ăn sáng xong tôi quyết định đi chợ đồ cổ và cẩm thạch Đài bắc. Từ khách sạn, taxi chạy chưa tới 10 phút, tốn gần 100 đài loan tệ ($ 3.50 dollars). Lên tới nơi vẫn còn sớm, chưa tới 10 giờ. Các gian hàng cẩm thạch đang bắt đầu bày biện, đủ vòng, đủ nhẩn, đủ bông tai, màu xanh chóng ngợp cả chợ. Tiếng xi xô ầm ỉ, người Tàu thường ăn to nói lớn, đứng ngoài không biết cứ tưởng họ đang cải lộn. Tôi đi tới đi lui, rảo nát cả chợ mà chẳng mua được gì vừa ý, trong bụng cứ sốt cả lên, vì hai ngày vừa qua sinh nhật Vợ, không có món quà khó ăn khó nói. Cẩm thạch Vợ tôi không thích, trông có vẻ vừa già, vừa giống Tàu. Thấy đôi bông tai hay hay cũng muốn hỏi mà sợ thách trên trời dưới đất. Mở miệng nói tiếng Anh lập tức nâng giá lên gấp ba gấp bốn, trả giá không phải nghề của đàn ông.



Tôi bỏ qua khu bán đổ cổ, cũng chung một khu phố. Đồ giả cổ bày la liệt trong nhà, ngoài đường. Ở đây 95% toàn là đồ giả, may mắn lắm mới thấy được một món thiệt. Mấy thứ đồ thiệt làm bằng sắt, bằng đồng vài chục năm trở lại chẳng đáng gọi là cổ. Riêng cái bình, cái bát đời Minh, đời Tống đồ giả ê hề, không quen mắt, thiếu kinh nghiệm tiền mất tật mang như chơi. Năm ngoái ghé khu này, thay vì mua đồ Tàu tôi lại mua được đồ cổ Chu Đậu. Anh chàng người Thái lặn lội đem mớ hàng từ Thái qua, vừa cổ Thái, cổ Việt. Tôi hỏi thăm hàng lấy ở đâu? anh tình thiệt cho biết qua tận Sàigon mua đem về, nên bán sát giá. Cái bình đựng phấn, hình lục giác vớt lên từ tàu cổ chìm ở vùng biển Hội An anh kêu giá $150.00 dollars. Kỳ kèo, tôi cũng mua được vài món. Lần này có ý tìm mà không thấy anh chàng, nên chẳng mua được món hàng nào.

Tôi không khoái cổ Tàu. Mấy năm trước trời xui đất khiến làm quen với đổ cổ Việt Nam. Từ đó bị mê, có dịp đi xa tôi hay lang thang ở bảo tàng viện, hoặc tiệm bán đồ cổ để coi có món nào của Việt Nam. Thỉnh thoảng cũng gặp được cái dĩa đời Lý, cái chung rượu đời Trần, nhiều nhất thường gốm Chu Đậu. Đi xa xứ mà gặp đồ cổ nước mình không biết nói sao, vui buồn lẫn lộn. Tôi ước có dịp đi Thổ Nhĩ Kỳ một chuyến, đến bảo tàng viện Istabul thăm cái bình Chu Đậu tuyệt tác thế kỷ 15, khắc chữ Bùi Thị Hý Bút, sản xuất tại Hải Dương.

Hồi chồng còn tại chức, bà Marcos, vợ tổng thống Phi Luật Tân có sở hửu cặp bình rượu hình con gà cực kỳ đẹp và hiếm, thuộc gốm Chu Đậu. Sau khi bị mất quyền, hình như đồ này lọt về tay dân sưu tầm khác. Người mình lắm kẻ giàu tiền, nhưng giàu đồ cổ Việt đếm trên đầu ngón tay. Không hiểu tại sao? tâm lý vọng ngoại hay tâm lý giàu tiền sướng hơn giàu vật.

Đài Loan, tháng 5 năm 2005


Chuyện Lạ Đài Loan

.

Hôm qua, ngày 29 tháng Năm một tay anh chị ngoại hạng ở Đài Bắc qua đời, tay này ác chớ không vừa, vậy mà đến 93 tuổi mới khăn gói gặp Năm Cam. Chuyện lạ là hôm đưa đám tang, giới anh chị khắp Đài Loan đổ về tràn ngập. Không những chỉ có anh chị Đài Loan, cả mấy ông trùm ở Nhật như Yamaguchi-gumi, Sumigosi, ông trùm 14K, một trong tứ Đảng ở Hong Kong, ông trùm cai quản hầu hết sòng bạc ở Macao… cũng hiện diện với phái đoàn hùng hậu. Tiếc Năm Cam đi sớm, nếu không dám đóng bộ đồ đen kiểu du kích đến chia buồn lắm.

Báo Taiwan News loan tin gần 10 ngàn "gangsters" về chia tay ông trùm có biệt danh "Mosquito Brother". Con muỗi còn có thêm biệt danh thứ hai là the Final Arbitrator, tức là kẻ phán quyết tối hậu .Trong số những anh chị đến dự lễ tang, có những băng đảng không đội trời chung với nhau. Bốn băng lớn ở xứ Đài, Bamboo Union, Four Seas, Tiendaomeng và Pine Union ký hiệp định đình chiến trong ngày tang. Họ được lệnh đến thì đến nhưng không gây gổ, thằng nào cải lời xuống suối vàng thăm Bố. Có lẽ vậy mà không có một cảnh hổn loạn, cả gấn 10 ngàn anh chị, mặc áo T-shirt đen lặng lẽ nghiêng mình trước con muỗi, xong rồi nhanh chóng lặn mất.

Cảnh sát Đài Loan vừa làm nhiệm vụ trât tự, vừa chụp hình lia lia. Cơ hội có một không hai để lưu trử hồ sơ hàng ngàn tay anh chị. Mafia Ý, mafia New York, gangster ở Los, băng Mễ chơi thua xa anh chị Á Châu. Một đám chỉ biết bắn súng rầm rầm, thanh toán dành ăn, còn một bên thì vừa lận con dao, vừa thủ thêm cuốn tôn tử binh pháp.Con muỗi xuất thân dân không cha không mẹ, ra đời sớm kiếm cơm nuôi em. Thành tay anh chị từ hồi còn trẻ, làm trùm cả khu vực thành phố Đài Bắc từ đó đến giờ. Hồi sinh tiền giao thiệp rộng, làm ăn mafia đa quốc gia nên tài sản kếch sù. Hiện gia đình của nhóm này kiểm soát hệ thống xuất nhập rau quả, nắm gần 45% các dịch vu quán bia rượu, hotel, vũ trường tại Đài Loan.

Tôi nghĩ thế nào con muỗi cũng gặp Năm Cam. Bố già Đài Loan vỗ vai bố già Việt Nam an ủi. Mày thấy đó, không đi trước thì cũng đi sau. Chỉ tại mày hấp tấp nên đi sớm, giết con Dung Hà làm gì để bọn nó xử tử. Tao như mày, tặng một vé du lịch Đài Bắc, cho nó hưởng đã đời rồi giao em út thịt tận Đài Nam, bố bọn công an Hà Nội mò ra.Con muỗi hồi còn trẻ đã là tay anh chị khét tiếng, làm chủ cơ ngơi vậy mà cảnh sát Đài Loan bó tay, làm ăn đàng hoàng, có đóng thuế, có môn bài hợp pháp, đâu cần mở xòng bài lậu lấy xâu. Đám anh chi Việt Nam chỉ giỏi ăn xổi, ở thì, đánh lộn, giành gái, lấy le. Không biết tính đường dài, chiến thuật thì khá nhưng chiến lược thì bù. Đánh du kích ngon, chơi chính quy thì không bài không bản. Làm ăn bạc triệu mà còn để mấy con cái nó xù, chết lãng xẹt.

Hôm qua trước khi về California, tôi thả bộ một vòng, định ăn cái gì cho nhớ hương vị đường phố. Đài Bắc trời tháng Năm không nóng, nhưng lại có gió thổi ào ào từng đợt. Bên California tôi thường thấy bán mấy con gà nhỏ bằng bàn tay, đen thui kêu là gà ác. Tôi chịu, không hiểu sao lại là ác, chẳng lẻ mấy con này hung dữ hơn gà thường. Tôi chưa thấy gà ác to cỡ gà bình thường. Nhưng hôm qua thấy họ treo lủng lẳng cả chục con gà ác thuộc loại to. Tò mò quan sát kỷ coi có gì khác giữa con ác và thiện, chắng thấy gì lạ, ngoài trừ lớp da đen bóng, bên trong thịt giống nhau. Tôi thiệt tình muốn làm một đĩa gà ác ghê đời, thử mùi vị thơm ngon cỡ nào, có khác gì mấy con gà thiện không ? Ở đây họ ăn hết, đầu cánh cổ chân không chừa bộ phận nào. Thâm chí mấy cái phao câu, vừa ác vừa thiện cũng xâu trên que bán, trông mát mắt không kém.Vơ tôi mỗi lần làm gà, nàng bỏ cái phao câu. Tôi nhớ câu "nhứt phao câu, nhì đầu cánh" của dân nhậu cũng tiếc hùi hụi. Không thấy ai ăn nên nghĩ mấy cha nội nhậu vào lời ra chớ làm gì phao câu quý vậy. Kỳ này về, tôi nói Vợ để lại cái phao câu, thử coi ngon cở nào.

Bên Đài Bắc người ta bán chứng tỏ ăn được, ăn ngon. Hơn nữa tôi cũng nhìn kỷ rồi, mấy cái phao câu con thiện, con ác trong béo ngậy, chút mỡ vàng vàng chảy ra khiêu khích, cái đít vểnh vểnh nhem thèm, cắn một miếng tới đâu hay tới đó.Tôi mua hai trái bắp luộc, mỗi trái gần $1.50 dollars, đắt hơn bắp Hán Thành, đem về làm quà cho Vợ. Vợ không dặn mua gì mà lại dặn mua bắp, ăn thử coi ngon cở nào mà mắc dữ vậy. Bên này, bắp luộc chín, trét lớp mỡ rồi nướng sơ trên than bán thành bắp nưóng. Hồi chiều tôi ăn tô mì bò bình dân, kêu thêm một dỉa gân với nạm bò, thêm chai bia Đài Loan. Bửa ăn tốn 370 đài loan tệ, chừng hơn $10.00 dollars.

Nói vụ giá cả làm nhớ tới Hán Thành, đắc đỏ không thua gì Tokyo. Trái dưa hấu ở Tokyo $40 dollars, thì Hán Thành cũng gần $25 dollars. Đi du lich kiểu buộc bụng, đến Hán Thành thì chỉ có nước xỉu, uống ly cappuchino hơn $5.00 dollars, đắt gấp đôi mà đâu có ngon bằng cafe ở Garden Grove, California.

Tôi hay đảo vòng vòng ở super market quan sát tình hình mua sắm, coi đồ ăn sinh hoạt thế nào. Thấy thương mấy bà Vợ mỗi lần đi chợ, hai con cua nhỏ hơn bàn tay đi đứt hơn $12 dollars, bắp 1$ dollars một trái, cá khô loại ngon thì nhắm mắt quay lưng. Không rỏ cá ngon cở nào, chừng hai chục con khô, to bằng bàn tay, gói ghém sạch sẽ, bỏ vô hộp đàng hoàng lịch sự, đề giá $250 dollars. Cá này tôi biết giới bình dân ăn vô trào ra, hầu hết họ mua để làm quà biếu. Không biết cá loại này phơi khô kiểu nào? cá tôi được ăn lần trước giống như cá lù đù, ăn cũng tạm chứ không gì xuất sắc. Điều ngạc nhiên là người bạn Đại Hàn giải thích cá này phơi ở ngoài tuyết, phơi tới phơi lui cho cá teo lại, hết mùa tuyết đem đóng gói bán.

Người Việt mình đâu có ai biếu cá khô bao giờ ? đem cho coi chừng bị chưởi nát mặt. Ở xứ Hàn Quốc lại khác, quý lắm mới tặng cá khô. Mai mốt con dâu Hàn Quốc cho bà mẹ chồng Việt Nam hộp cá khô, phải biết trước để khỏi mích lòng, hờn hờn tủi tủi, tội nghiệp con dâu. Văn hóa khác nên lắm chuyện buồn cười, cùng dân Á Châu mà còn chảy nước mắt. Tưởng tượng dân mắt xanh mũi lỏ thì không biết chảy cái gì đây?

Đài Loan, 31 tháng 5 năm 2005

Sâm Bổ Lượng ở Đài Loan

30 tháng Năm - Sáng nay thứ Hai đi làm, từ Taipei lên Hsinchu mất 1 giờ đồng hồ, tiền xe tốn $2,000 đài loan tệ ($70.00 dolars). Vì mai về California nên ở lại Taipei cho tiện, mọi khi vẫn ở Hsinchu cho gần. Không như Đài Bắc, Hsinchu buồn bả, chẳng biết đi đâu. Tối ngày ở trong khách sạn như cực hình, mấy tiệm buôn mom and pop giống Saigon, đằng trước để cái quầy bán hủ tiếu, bán mì, trong nhà kê dăm ba bàn, mấy cái ghế để khách ngồi ăn. Vắng khách, ông chủ ngồi trước tiệm quạt phành phạch làm nhớ quê nhà những buổi trưa hè.

Hôm qua tôi đi lại tiệm sâm bổ lượng. Tính kỳ này chọn món khác, vừa chỉ cái hình thì cô bán hàng trổ một loạt tiếng Tàu, nhìn kỷ tôi biết mình hố. Món này chắc có hai ba kiểu ăn, có bỏ đá bào hay không? cho táo Tàu loại gì? tôi hiểu cô hỏi tôi muốn ăn cách gì làm sao tôi giải thích?. Tôi đành bổn củ soạn lại, ăn món hạt sen với khoai môn. Anh xong tôi tò mò muốn kêu thêm món nữa. Thấy hình giống như chè chí mà phù hồi nhỏ hay ăn ở trên phố. Tôi định bụng chơi món này cho biết ngon hơn mấy anh Tàu ở quê mình không. Cô bán hàng đem ra môt tô màu đen kịt, lỏng lỏng chứ không đặc như chí mà phù, lại kèm theo chừng chục viên thuốc, tròn tròn, màu trắng nhỏ bằng đầu chiếc đũa. Tôi nhìn quanh coi người ta ăn, bỏ viên thuốc vào miệng nhâm nhi rồi làm một ngụm nước đen đen. Mẹ cha ơi, vừa bỏ viên thuốc vô nghe chua cả cái miệng, nhắp thứ chén nước thì đắng nghét không kịp phun ra, tôi đành nhắm mắt uống luôn. Mất toi 50 đồng đài loan, vừa đi vừa cười thầm trong bụng, đúng là tổ trác.

Mấy cái xe bán hàng rong làm mất thời giờ không ít. Tôi đứng coi họ mua bán, vừa muốn thử cho biết đá biết vàng, nhưng còn ngần ngại. Có xe bán bắp luộc, bắp nướng trét mỡ. Tôi không thấy hành như ở quê nhà, họ trét cái gì màu đen đen, không thơm như ở Việt Nam. Vợ tôi mê bắp số một, có nàng ở bên cạnh thì phải làm vài trái đem về ăn tối giống như kỳ đi Việt Nam vừa rồi, tối nào cũng xuống chờ đón xe bắp nóng hổi chạy qua. Mấy xe bán tả pín lù đông nhất, khách tới lui nườm nượp. Đủ thứ tim, phổi, gan lòng, ruột…có thêm đậu hủ, lạp xưởng, khoai, cá viên, bò viên…hầm bà lằng xí ngấu bỏ hết vô trong chảo dầu kêu xèo xèo….khói bốc lên thơm lừng, mỡ văng tùm lum. Đảo qua, đảo lại cô bán hàng vớt ra để cho ráo dầu rồi bỏ vô bịch giao người mua. Có người ăn liền, có người đem về nhà nhậu, có người vừa chạy xe vừa ăn.

Đến Đài bắc mà không uống trà thì cũng uổng. Đủ thứ, đủ loại trà thơm ngát. Đắt tiền, rẻ tiền không biết đường mà mò. Có loại uống vừa thơm, vừa không làm mất ngũ, trằn trọc. Có loại nó quậy mình bần thần cả đêm. Tôi uống ôlong thì thấy chịu, tưởng bở uống thử trà xanh (green tea) làm mất ngũ cả đêm.

Hồi tối ăn dinner ở Brasserie, nằm trong Grand Formosa Hotel hết xảy. Nhà hàng đắt và ngon đến độ muốn có bàn ăn phải dặn chổ trước, không thì chờ đến tối mai. Tôi ít ăn sushi, phần vì ngại đau bụng khi đi xa nhà, phần vì gần đây lại sanh tật hay bị allergy với cua tôm. Vậy mà thấy hàng phô bày ngon quá, tôi làm thử, ăn hết hai vòng sushi vẫn muốn thêm nếu cái bụng cho phép. Đồ ăn loại thượng hảo hạng, cá tuna tươi rói, trứng cá dòm lóng lánh, mực con, nghêu, sò, ốc bày la liệt. Món nào cũng khỏi chê, ăn không cảm tí mùi tanh trừ vị ngọt lịm và ngon của đồ tươi như vừa mới đem lên từ biển. Cái bánh cuốn bằng rong biển, kẹp ít trứng cá, thêm chút washabi kèm với dưa chuột và sốt cắn một miếng, vừa dai dai, vừa béo béo. Rong biển loại “top of the line”, ăn không một chút tanh.

Tôi thử món Shimayato, bánh mì kiểu pita giống như bánh chiên, kẹp thịt gà ướp, trộn với bắp cải, cà chua và ít nước sốt, khỏi chê luôn. Thịt heo ướp nướng than, cánh gà lụi, xúc xích nhét xương heo nướng trên đá thơm lừng, roasted beef mềm mại, cá hồi chiên, cá thu hầm nước sốt ăn một miếng đáng đồng tiền bát gạo.

Tôi không thuộc loại kén ăn. Dân ngũ bờ ngũ bụi quen rồi. Mình xuất thân con nhà dân dã, từng bửa đói bữa no. Gần đây đi làm xa nhiều, ở khách sạn 5 sao, ăn loại thượng hạng thành ra cơ thể bị hư. Nhỡ ăn cái gì bụng nó không chịu thì đau khổ, vừa mất vui vừa hỏng việc hảng. Gọi vợ than vãn “anh già rồi, ăn đồ biển bây giờ bị ngứa”, tưởng được an ủi nào ngờ nàng phán “anh ăn uống sang nên cơ thể bị spoil, ăn đồ biển thượng hạng sao không thấy biến chứng”.

Bữa ăn tối vừa rồi tôi cũng lo lo. Không biết cơ thể nó có trở trứng với đồ biển không? Sáng dậy không thấy biến chứng gì hết, coi như hạ cánh an toàn.

Đài Loan, tháng Năm, 2005