Friday, January 6, 2006

Praha - Velvet Revolution

Anh hùng tử nhưng hồn bất tử. Hai sinh viên Tiệp Jan Palach và Jan Zajic tự thiêu chết để phản đối cuộc xâm lăng của Liên sô hồi 1968.

Ngày 16 tháng 1 năm 1969, Jan Palach, 22 tuổi sinh viên trường Đại học Praha, khoa Triết đã tự thiêu tại Quảng trường Wenceslas để phản đối nước Nga xâm lăng Tiệp. Palach đến trước Viện bảo tàng quốc gia, cởi chiếc áo khoác, bình tỉnh bôi lên người một lớp bông gòn, tưới khắp mình chất dẫn hoả rồi châm lửa.
Lá thư tuyệt mệnh anh viết trong túi xách cho biết anh tự nguyện là ngọn đuốc sống số một, anh tin rằng sẽ có các ngọn đuốc khác noi theo trước khi Tiêp Khắc xuống đường đình công.

Palach viết " cả nước đã đến giai đoạn tuyệt vọng, chỉ có cách duy nhất là tự thiêu để cảnh tỉnh nhân dân Tiệp". Nước Tiệp sôi xục, Praha rơi lệ, gần 800 ngàn người đã đưa tiễn anh lần cuối tại Praha. Ngày 25 tháng 2, cũng ngay tại Quảng trường Wenceslas. Người thanh niên 19 tuổi, Jan Zajic đã tự nguyện làm ngọn đuốc sống thứ hai. Jan Palach va Jan Zajic đã chết cho tương lai nước Tiệp.

Anh hùng tử nhưng hồn bất tử. Du khách đến Tiệp thường đến Công trường Wenceslas để tưởng nhớ hai anh. Chúng tôi đã nghiêng mình, ngậm ngùi, thương tiếc, kính phục hai cái chết dũng cãm, đi vào lịch sử và xứng đáng để cả nước Tiệp tưởng niệm.


Vợ chồng tôi ở Praha gần 4 ngày. Đây là lần thứ hai tôi đi Tiệp Khắc, lần trước ghé thăm Praha được 2 ngày, sau cuộc cách mạng nhung vài năm. Hơn 10 năm sau cuộc cách mạng, nước Tiệp cộng sản đã hoàn toàn thay da đổi thịt. So với Paris, kinh thành hoa lệ thì Praha là một cô gaí đẹp ở ngoại ô, vẫn còn giữ được nét "hoang dã, huyền bí"; trong khi cô gái thành phố kinh kỳ Paris, đẹp nhưng với nhiều "son phấn".

Lịch trình đi Praha có quá nhiều chổ, không thể nào đi hết được. Cô con gái rượu của tôi lên mạng chọn gần chục địa điểm để tham quan, cái nào cũng không thể bỏ qua được. "We got to see this Dad !!!!"


Những người đã khởi đầu cho cuộc Cách Mạng Nhung ở Tiệp. Ban nhạc Rock Plastic People of Universe và cựu Tổng thống Tiệp Vaclav Havel - Nội dung viết trên bức tường ô nhục ở Đức " Let Me Live My Life - Enjoy Freedom....." (Tài liệu được lưu trử ở Bảo tàng viện về cộng sản tại Praha)
(còn tiếp........)

No comments:

Post a Comment